1. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định.
2. Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu. Hệ thống quản lý thi công xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất của công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác quản lý thi công xây dựng, bao gồm: chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng, quản lý khối lượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình.
3. Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:
a) Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
b) Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; biện pháp thi công;
c) Tiến độ thi công xây dựng công trình;
d) Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
đ) Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung quy định tại Phụ lục III Nghị định này; các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn;
e) Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng xây dựng.
4. Xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình.
5. Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng phải được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
6. Thực hiện trách nhiệm của bên giao thầu trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định này và quy định của hợp đồng xây dựng.
7. Tổ chức thực hiện các công tác thí nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của nhà thầu hoặc do nhà thầu thuê theo quy định của hợp đồng xây dựng phải đủ điều kiện năng lực để thực hiện công tác thí nghiệm và phải trực tiếp thực hiện công tác này để đảm bảo kết quả thí nghiệm đánh giá đúng chất lượng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được sử dụng cho công trình.
8. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng (nếu có), thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế trong quá trình thi công. Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.
9. Dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
10. Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
11. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
12. Sử dụng chi phí về an toàn lao động trong thi công xây dựng đúng mục đích.
13. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình và bản vẽ hoàn công theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
14. Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định này.
15. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.
16. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.
17. Tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ quản lý thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện.
18. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:
a) Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận; phối hợp với các bên liên quan thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về an toàn, biện pháp đảm bảo an toàn và đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế thi công xây dựng;
b) Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động của người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường;
c) Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời; quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án;
d) Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
Toàn bộ nội dung trên được quy định tại Điều 13 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP - về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Các bài liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng
Văn bản hợp nhất này là Nghị định không số hợp nhất hai Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Nghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành trước đó.
Có rất nhiều công trình sau một thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan nhằm khắc phục, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng là điều cần thiết.
Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng (sau đây gọi là đánh giá an toàn công trình) là hoạt động xem xét, đánh giá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an toàn.
Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý an toàn lao động, chất lượng thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng
Bài viết này quy định những hồ sơ bắt buộc phải có trong quá trình nghiệm thu chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình.
Chất lượng vật liệu, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng liên quan đến chất lượng công trình xây dựng. Vì vậy cần được kiểm soát chặt chẽ trước khi sử dụng cho công trình.
Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng.
Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng từ khi chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình
Thời gian bảo hành công trình, số tiền bảo lãnh bảo hành công trình và trách nhiệm của nhà thầu thi công trong việc bảo hành công trình đã được Pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, các nội dung này quy định ở đâu, văn bản nào, cụ thể ra sao thì không phải ai cũng nhớ.
Việc chủ đầu tư tự thực hiện công tác tư vấn giám sát và thi công xây dựng toàn bộ hoặc một số hạng mục của dự án đem lại một số lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần nắm rõ quy định của Pháp luật để hạn chế rủi ro trong quá trình triển khai.
Thông tư này áp dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan được ủy quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đầu tư xây dựng công trình theo hình thức đối tác công tư.
Tại mỗi dự án xây dựng, bên cạnh việc trao trách nhiệm quản lý chất lượng công trình cho đơn vị tư vấn giám sát thì trách nhiệm quản lý chất lượng của chủ đầu tư cũng không hề nhỏ.
Quy định chi tiết hơn về công tác giám sát thi công và nghiệm thu công trình, đồng thời thay đổi một số mẫu báo cáo giám sát công trình so với thông tư trước.
Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng áp dụng với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ trên lãnh thổ Việt Nam.
Chắc chắn nhiều kỹ sư xây dựng đã nghe qua về việc Bộ Xây dựng hủy bỏ quy định bắt buộc "Chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng" đối với công trình xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được quy định này được nêu trong văn bản nào.
Ngày 12/05/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, có hiệu lực từ ngày 01/07/2015.
Thông tư này quy định về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ trên lãnh thổ Việt Nam. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (dưới đây viết tắt là chủ nhà) khi xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc chung về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong suốt quá trình xây dựng, kể cả thời gian chuẩn bị xây dựng, đến bàn giao công trình đưa vào sử dụng và trong thời gian bảo hành nhằm đảm bảo chất lượng công trình theo đúng thiết kế và yêu cầu kĩ thuật.
Nghị định này quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; quy định về giải quyết an toàn, sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình.
Tin cùng chuyên mục
TCVN 7336:2021 được bổ sung, chỉnh sửa từ TCVN 7336:2003 nhằm đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Dưới đây là một số quy định mới cần lưu ý khi áp dụng.
Việc tháo dỡ cốp pha (hay còn gọi là ván khuôn), đà giáo là công việc rất quan trọng. Nếu thi công không đúng kỹ thuật có thể gây mất an toàn cho người lao động và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Do vậy việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tuân thủ các quy định dưới đây.
Đây là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thang máy để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
Có rất nhiều công trình sau một thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan nhằm khắc phục, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng là điều cần thiết.
Dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng (sau đây gọi là đánh giá an toàn công trình) là hoạt động xem xét, đánh giá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an toàn.
Áp dụng đấu thầu qua mạng là một ưu tiên trong cải cách đấu thầu mua sắm công ở nhiều quốc gia đang phát triển. Đây là hoạt động cần thiết để hệ thống mua sắm công minh bạch và hiệu quả.
Chiều cao tối thiểu của lan can, độ rộng thông thủy giữa các thanh đứng,... của lan can là quy định bắt buộc khi thẩm tra thiết kế kiến trúc một công trình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người.
Bài viết này quy định những hồ sơ bắt buộc phải có trong quá trình nghiệm thu chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình.
Chất lượng vật liệu, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng liên quan đến chất lượng công trình xây dựng. Vì vậy cần được kiểm soát chặt chẽ trước khi sử dụng cho công trình.