Quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

Đăng lúc: 15:29, Thứ Hai, 16-06-2014 - Lượt xem: 1083056

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993, mẫu dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 × 150 × 150 mm được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn 28 ngày sau khi bê tông ninh kết. Sau đó được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu, đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kg/cm²).

Khi nói rằng mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm².

Trong nhiều hồ sơ thiết kế, thay vì ghi mác bê tông 100#, 200#,... mác bê tông được ghi theo cấp độ bền B (ví dụ B7.5, B10, B12.5,...) gây lúng túng cho kỹ sư giám sát. Do vậy, để dễ hiểu - dễ nhớ, Phòng thí nghiệm LAS-XD 1043 xin trích bảng quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B) từ TCVN 5574:2012 để các bạn dễ theo dõi, cụ thể như sau:

Cấp độ bền (B) Cường độ chịu nén (Mpa) Mác bê tông (M)
B3.5 4.50 50
B5 6.42 75
B7.5 9.63 100
B10 12.84  
B12.5 16.05 150
B15 19.27 200
B20 25.69 250
B22.5 28.90 300
B25 32.11  
B27.5 35.32 350
B30 38.53 400
B35 44.95 450
B40 51.37 500
B45 57.80 600
B50 64.22  
B55 70.64 700
B60 77.06 800
B65 83.48  
B70 89.90 900
B75 96.33  
B80 102.75 1000

Download bảng quy đổi tại đây 

Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85% mác thiết kế.

Theo tiêu chuẩn Châu Âu (EC2), cấp bền bê tông được ký hiệu là C. Mời quý vị xem bảng quy đổi sang cấp bền B hoặc M của Việt Nam tại đây.

Quy định về lấy mẫu bê tông

Theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, việc lấy mẫu bê tông được quy định như sau:

Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông và được bảo dưỡng ẩm theo TCVN 3105:1993.

Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy theo từng tổ, mỗi tổ gồm ba viên mẫu được lấy cùng một lúc và ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105:1993. Kích thước viên mẫu chuẩn 150mm x 150mm x 150mm. Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:

a) Đối với bê tông khối lớn cứ 500m3 lấy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ lớn hơn 1000m3 và cứ 250m3 láy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ dưới 1000m3;

b) Đối với các móng lớn, cứ 100m3 bê tông lấy một tổ mẫu nhưng không ít hơn một tổ mẫu cho một khối móng;

c) Đối với bê tông móng bệ máy có khối đổ lớn hơn 50m3 lấy một tổ mẫu nhưng vẫn lấy một tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 50m3;

d) Đối với khung và các kết cấu móng (cột, dầm, bản, vòm…) cứ 20m3 bê tông lấy một tổ mẫu…;

e) Trường hợp đổ bê tông các kết cấu đơn chiếc có khối lượng ít hơn thì khi cần vẫn lấy một tổ mẫu;

f) Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, đường băng…) cứ 200m3 bê tông lấy một tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 200m3 vẫn phải lấy một tổ mẫu;

g) Để kiểm tra tính chống thấm nước của bê tông, cứ 500m3 lấy một tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn vẫn phải lấy một tổ mẫu.

Quý vị có nhu cầu thí nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông vui lòng liên hệ:

PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG TRÌNH LAS-XD 1043

- Địa chỉ: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội

- Điện thoại: 024.66.809.810 (giờ hành chính)

- Hotline 24/7: 098.999.6440

- Email: lasxd1043@gmail.com

Phòng thí nghiệm LAS-XD 1043

Theo dõi:

Từ khóa: mác bê tông, mẫu bê tông, cường độ nén, tiêu chuẩn, lấy mẫu, tổ mẫu, quy đổi,

Các bài liên quan đến thí nghiệm kiểm định chất lượng bê tông


TCVN 12252:2020 - Phương pháp xác định cường độ bê tông trên mẫu lấy từ kết cấu

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu chế tạo mẫu bê tông khoan, cắt từ kết cấu, phương pháp thí nghiệm xác định cường độ nén, kéo khi bửa, kéo khi uốn (sau đây gọi chung là cường độ) của các loại bê tông trong các cấu kiện, kết cấu bê tông bê tông cốt thép đúc sẵn và đổ tại chỗ, trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.


TCVN 12394:2018 - Hỗn hợp bê tông sản xuất theo phương pháp định lượng thể tích và trộn liên tục

Tiêu chuẩn này áp dụng cho hỗn hợp bê tông nặng, bê tông nhẹ và bê tông cốt sợi sản xuất theo phương pháp định lượng thể tích và trộn liên tục.


Bảng tính toán mác bê tông dựa trên chỉ số đồng hồ khi thí nghiệm nén mẫu bê tông

Mác bê tông, cấp bền hay cường độ bê tông là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bê tông trộn tay, trộn máy hay thương phẩm.


TCVN 10303:2014 - Bê tông. Kiểm tra và đánh giá cường độ chịu nén

Tiêu chuẩn này quy định nguyên tắc và hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá cường độ chịu nén của bê tông sử dụng trong thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thiết kế theo TCVN 5574:2012.


Bảng quy đổi cường độ, mác bê tông theo cấp bền C

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.


Quy định về đánh giá kết quả nén mẫu thí nghiệm bê tông

Mác bê tông của từng cấu kiện trong công trình do đơn vị thiết kế tính toán và chỉ định. Để đảm bảo chất lượng công trình, công tác thi công bê tông tại hiện trường phải tuyệt đối tuân thủ các quy trình nhằm đảm bảo mác thiết kế.


Quy trình kiểm định chất lượng bê tông hiện trường bằng phương pháp khoan lấy mẫu

Khoan lấy mẫu trực tiếp trên cấu kiện bê tông móng, cột, dầm, sàn, nền đường,... là phương pháp kiểm định chất lượng bê tông tại hiện trường cho kết quả có độ chính xác cao nhất.


Kiểm định chất lượng bê tông hiện trường: Quy định về kích thước mẫu khoan

Đối với phương pháp khoan lấy mẫu, nhất thiết phải tìm hiểu về loại, kích thước hạt cốt liệu lớn nhất và chiều dày của kết cấu để lựa chọn đường kính và chiều cao mẫu khoan thích hợp.


TCXDVN 239:2006 - Bê tông nặng. Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình

Tiêu chuẩn này hướng dẫn sử dụng các phương pháp thí nghiệm để xác định và đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình.


Mức độ chính xác của các phương pháp thí nghiệm bê tông tại hiện trường

Thí nghiệm kiểm định chất lượng bê tông tại hiện trường gồm có 3 phương pháp: khoan lấy mẫu, siêu âm và dùng súng bật nảy. Tuy nhiên mỗi phương pháp có độ chính xác khác nhau.


TCVN 374:2006 - Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản, đánh giá chất lượng và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và nguyên tắc nghiệm thu đối với hỗn hợp bê tông trộn sẵn khối lượng thể tích 2200 - 2500 kg/m3 trên cơ sở xi măng, cốt liệu đặc chắc dùng thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép liền khối hoặc đúc sẵn.


TCVN 9335:2012 - Bê tông nặng - Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy

Tiêu chuẩn này hướng dẫn xác định cường độ nén của bê tông bằng phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng thử bê tông loại bật nẩy.


TCVN 9340:2012 - Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và nguyên tắc nghiệm thu đối với hỗn hợp bê tông trộn sẵn có khối lượng từ 2200kg/m3 đến 2500kg/m3 trên cơ sở xi măng, cốt liệu đặc chắc dùng thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép liền khối hoặc đúc sẵn.


TCVN 9334:2012 - Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy

Tiêu chuẩn này dùng để xác định độ đồng nhất và cường độ nén của bê tông nặng trong kết cấu bằng súng bật nẩy.


TCVN 9357:2012 - Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Đánh giá chất lượng bê tông bằng vận tốc xung siêu âm

Tiêu chuẩn này hướng dẫn phương pháp xác định vận tốc xung siêu âm để đánh giá các tính chất của bê tông, bê tông cốt thép và bê tông cốt thép ứng suất trước.


TCVN 3118:1993 - Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định cường độ chịu nén của bê tông nặng.


TCVN 3105:1993 - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu bê tông

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu hỗn hợp bê tông nặng, phương pháp chế tạo và bảo dưỡng các mẫu thử bê tông nặng dùng để kiểm tra các tính chất của chúng trong quá trình thi công, sản xuất và nghiệm thu các kết cấu sản phẩm.


Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông?

TCVN 5574:2012 (Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế) đánh giá cường độ bê tông theo cấp độ bền B. TCVN 4453:1995 (Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu) đánh giá cường độ bê tông là Mác (M)

Tin cùng chuyên mục


Những điểm mới cần lưu ý khi áp dụng TCVN 7336:2021 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

TCVN 7336:2021 được bổ sung, chỉnh sửa từ TCVN 7336:2003 nhằm đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Dưới đây là một số quy định mới cần lưu ý khi áp dụng.


Quy định về việc tháo dỡ cốp pha đà giáo

Việc tháo dỡ cốp pha (hay còn gọi là ván khuôn), đà giáo là công việc rất quan trọng. Nếu thi công không đúng kỹ thuật có thể gây mất an toàn cho người lao động và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Do vậy việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tuân thủ các quy định dưới đây.


Quy định kỹ thuật thang máy đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng

Đây là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thang máy để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.


Công trình hết hạn bảo hành, trách nhiệm thuộc về ai?

Có rất nhiều công trình sau một thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan nhằm khắc phục, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng là điều cần thiết.


Quy định về hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.


Những công trình nào phải được đánh giá an toàn?

Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng (sau đây gọi là đánh giá an toàn công trình) là hoạt động xem xét, đánh giá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an toàn.


Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng là gì?

Bạn là nhà thầu thi công xây dựng hay chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án? Dù là bên nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải nắm rõ 18 trách nhiệm của nhà thầu thi công được nêu dưới đây, đặc biệt là quy định cuối cùng.


Các trường hợp bắt buộc phải áp dụng đấu thầu qua mạng

Áp dụng đấu thầu qua mạng là một ưu tiên trong cải cách đấu thầu mua sắm công ở nhiều quốc gia đang phát triển. Đây là hoạt động cần thiết để hệ thống mua sắm công minh bạch và hiệu quả.


Quy định về kích thước lan can ban công, lô gia, cầu thang, ô thông tầng, hành lang

Chiều cao tối thiểu của lan can, độ rộng thông thủy giữa các thanh đứng,... của lan can là quy định bắt buộc khi thẩm tra thiết kế kiến trúc một công trình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người.


Quy định về Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình

Bài viết này quy định những hồ sơ bắt buộc phải có trong quá trình nghiệm thu chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình.

Tìm kiếm


Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:


Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.

Liên hệ

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

giacoketcau.com

Mô tả gia cố kết cấu bằng phương pháp dán tấm sợi carbon fiber

Gia cố kết cấu bằng tấm sợi Các bon cường độ cao (CFRP - Carbon Fiber) có các ưu điểm sau:
- Không đục phá kết cấu hiện có, chỉ bóc bỏ lớp vữa trát (nếu có).
- Không ảnh hưởng đến kiến trúc hiện trạng của công trình.
- Không làm tăng tải trọng của công trình.
- Quá trình thi công nhanh, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.
- Tấm sợi carbon fiber (CFRP) và keo liên kết không chịu tác động bởi ăn mòn hóa học (axit, kiềm) và ô xi hóa dưới tác động của điều kiện môi trường.

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Hotline: 098.999.6440

Facebook

Youtube

<< Download hồ sơ năng lực mới nhất

Tìm kiếm tài liệu