Quá trình bảo dưỡng bê tông được phân thành 2 giai đoạn: bảo dưỡng ban đầu và bảo dưỡng tiếp theo. Hai giai đoạn này liên tục kế tiếp nhau không có bước gián đoạn, kể từ khi hoàn thiện xong bề mặt bê tông cho tới khi bê tông đạt được cường độ bảo dưỡng tới hạn.
Giai đoan bảo dưỡng ban đầu
Giai đoạn này cần có biện pháp đảm bảo bê tông không bị bốc hơi nước dưới tác động của các yếu tố khí hậu địa phương (như nắng, gió, nhiệt độ và độ ẩm không khí). Đồng thời không để lực cơ học tác động lên bề mặt bê tông. Cụ thể như sau:
Bê tông sau khi tạo hình xong cần phủ ngay bề mặt hở bằng các vật liệu đã được làm ẩm (bằng các vật hoặc vật liệu thích hợp sẵn có). Lúc này không tác động lực cơ học và không tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông để tránh bi hư hại bề mặt bê tông. Khi cần có thể tưới nhẹ nước lên mặt vật liệu phủ ẩm. Cũng có thể phủ mặt bê tông bằng các vật liệu cách nước như nilon, vải bạt, hoặc phun chất tạo màng ngăn nước bốc hơi. Khi dùng chất tạo màng trên bề mặt bê tông thì việc tiến hành phun được thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất chất tạo màng. Cũng có thể dùng thiết bị phun sương để phun nước thành sương trực tiếp lên mặt bê tông mà không cần phủ mặt bê tông.
Việc phủ ẩm bề mặt bê tông trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu là nhất thiết phải có khi thi công trong điều kiện bị mất nước nhanh (như gặp trời nắng gắt, khí hậu nóng khô, khí hậu có gió Lào). Các trường hợp khác có thể không phủ mặt bê tông, nhưng phải theo dõi để đảm bảo hạn chế bê tông bị mất nước, tránh nứt mặt bê tông.
Việc giữ ẩm bê tông trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu kéo dài tới khi bê tông đạt được một giá trị cường độ nén nhất định, đảm bảo có thể tưới nước trực tiếp lên mặt bê tông mà không gây hư hại. Thời gian để đạt cường độ này có thể xác định bằng cách tưới thử nước lên mặt bê tông, nếu thấy bề mặt bê tông không bị hư hại là được, khi đó bắt đầu giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo.

Vì tiến độ thi công được đẩy nhanh nên không nhiều công trình bảo dưỡng ẩm bê tông sàn được như thế này
Giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo
Tiến hành kế tiếp ngay sau giai đoạn bảo dưỡng ban đầu. Đây là giai đoạn cần tưới nước giữ ẩm liên tục mọi bề mặt hở của bê tông cho tới khi ngừng quá trình bảo dưỡng. Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào khí hậu của từng vùng địa lý, cụ thể như sau:
Vùng khí hậu bảo dưỡng ẩm bê tông |
Vị trí địa lý |
Thời gian trong năm, tính theo tháng |
Mức giá trị quy định không nhỏ hơn |
%R28 |
Ngày đêm |
Vùng A |
Từ huyện Diễn Châu (Nghệ An) trở ra |
4 - 9
10 - 3
|
50 - 55
40 - 50
|
3
4
|
Vùng B |
Phía Đông Trường Sơn từ Diễn Châu đến Ninh Thuận |
2 - 7
8 - 1
|
55 - 60
35 - 40
|
4
2
|
Vùng C |
Phần còn lại, bao gồm Tây nguyên và đồng bằng Nam bộ |
12 - 4
5 - 11
|
70
30
|
6
1
|
Số lần tưới nước trong một ngày tùy thuộc vào môi trường khí hậu địa phương, sao cho bề mặt bê tông luôn được ẩm ướt. Việc tưới nước giữ ẩm cần được duy trì cả ban ngày lẫn ban đêm để đảm bảo cho bề mặt bê tông luôn được giữ ẩm, tránh bị để khô trong đêm.
Nước dùng để tưới giữ ẩm bề mặt bê tông có thể dùng nước sông, nước hồ ao không có tạp chất gây hại cho bê tông để bảo dưỡng ẩm bê tông.
Quy định bảo dưỡng nêu trên được áp dụng với bê tông nặng thông thường, bê tông mác cao, bê tông chống thấm, bê tông tự lèn.
Đối với bê tông cốt liệu nhẹ, bê tông cốt sợi phân tán, bê tông bọt và bê tông khí, bê tông kết cấu khối lớn của các công trình công nghiệp và dân dụng (như móng silô, móng ống khói, móng máy, tường và vòm hầm, tường chắn đất ...) mời các bạn xem tại TCVN 8828:2011 - Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên.
Cùng chủ đề:
1. Phương pháp bảo dưỡng bê tông tốt nhất
2. TCVN 9345:2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm
Tin cùng chuyên mục
Quá trình phát sinh các vết nứt trong kết cấu bê tông là do biến dạng cứng của bê tông quá lớn làm cho ứng suất kéo phát sinh vượt quá giới hạn kéo cho phép của bê tông. Biến dạng này thường xảy ra trong khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng đến một số năm sau khi đổ bê tông.
Với những công trình có chiều sâu ép cọc lớn, cần nối nhiều đoạn cọc mới đảm bảo chiều sâu và lực ép theo thiết kế. Do đó việc nối các đoạn cọc bằng phương pháp hàn là bắt buộc.
Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là suất vốn đầu tư) là mức chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình mới tính theo một đơn vị diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình.
Hầu hết mọi kỹ sư khi kiểm tra thép xây dựng đều biết thép có các mác được ký hiệu là CB240 - 300 - 400 - 500 và thậm chí còn có tận thép CB600. Vì vậy, hãn hữu lắm mới gặp trường hợp thép có ký hiệu S (hoặc S4) khiến mọi người ngã ngửa.
Các tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng thuộc hầu hết các lĩnh vực phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định 100/2018/NĐ-CP. Vậy Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có phải xin cấp chứng chỉ hay không? Hãy cùng VNT đi tìm lời giải cho vấn đề này nhé.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua quy định rõ 10 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, trong đó có nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hiện nay còn nhiều cách hiểu khác nhau khi thực hiện quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực trật tự xây dựng. Đó là buộc tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép?
Tình huống này ít gặp nên gây lúng túng cho cả chủ đầu tư và tổng thầu. Tuy nhiên, vấn đề này đã được quy định rất cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước.
Đầu tư xây dựng bệnh viện khác hẳn với đầu tư xây dựng các công trình xây dựng dân dụng thông thường. Các chỉ số chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và suất đầu tư cũng rất đặc biệt, không theo quy luật m2 xây dựng thông thường.
Suất vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu đô thị là một trong những cơ sở phục vụ cho việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư dự án, xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị dự án.