Quy định về hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Đăng lúc: 16:13, Thứ Ba, 02-11-2021 - Lượt xem: 10302
Dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Chủ đầu tư phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng.
Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận của công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.
Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
a) Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
b) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
c) Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
d) Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
đ) Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
e) Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
g) Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nghiệm thu những gì?
Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều này do chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới chuẩn bị;
b) Kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư, chủ phương tiện đối với thiết kế đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt trước đó;
c) Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm xác suất hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy và hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới để đối chiếu với kết quả thử nghiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10).
Toàn bộ nội dung trên được trích dẫn từ Điều 15 - Nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Phòng Kỹ thuật
Từ khóa: nghiệm thu, hồ sơ, yêu cầu, quy định, pccc, tư vấn giám sát,
Các bài liên quan đến thiết kế - thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy
Quy chuẩn này quy định: Các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, khoang cháy, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà); Phân loại kỹ thuật về cháy cho vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, các phần và bộ phận của nhà và nhà.
TCVN 7336:2021 được bổ sung, chỉnh sửa từ TCVN 7336:2003 nhằm đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Dưới đây là một số quy định mới cần lưu ý khi áp dụng.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt cho nhà và công trình.
Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí theo thể tích, ứng dụng trong các nhà, công trình và một số ứng dụng đặc biệt khác (như tủ điện, tuabin điện...).
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế hệ thống báo cháy cho nhà, công trình. Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế hệ thống báo cháy cho: Nhà và công trình được thiết kế theo quy định đặc biệt.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà) và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng.
Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Quy chuẩn này được xây dựng trên cơ sở soát xét, chỉnh sửa, bổ sung QCVN 06:2010/BXD của Bộ Xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình.
Nhà cao tầng thuộc nhóm nguy hiểm cháy, với công trình có chiều cao lớn hơn 50m phải có giải pháp riêng được cơ quan PCCC thẩm định phê duyệt.
Qua 12 năm thực hiện Luật PCCC, trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước làm nảy sinh những vấn đề mới trong công tác PCCC, có những vấn đề phải điều chỉnh, bổ sung để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động PCCC.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hệ thống báo cháy được trang bị tại các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác có nguy hiểm về cháy, nổ.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho các gian phòng, nhà và công trình xây dựng và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại Việt Nam.
Luật này quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) khi thiết kế xây dựng mới hay cải tạo mở rộng chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và trung tâm thương mại.
Tiêu chuẩn này quy định những kí hiệu dùng trên sơ đồ phòng cháy trong các lĩnh vực thiết kế kiến trúc, xây dựng, kĩ thuật và trong các lĩnh vực có liên quan.
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản về phòng cháy chữa cháy (PCCC) khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo, mở rộng đối với các nhà, công trình dân dụng cao tầng.
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế, lắp đặt và sử dụng các hệ thống chữa cháy được trang bị cho các công trình (nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở, cơ quan, nhà... ).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hệ thống báo cháy được trang bị tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan, công trình công cộng... Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các công trình được thiết kế theo yêu cầu đặc biệt.
Tiêu chuẩn này quy định dấu hiệu an toàn dùng trong lĩnh vực phòng và chống cháy áp dụng cho toàn bộ các tình huống cần thiết.
Tin cùng chuyên mục
TCVN 7336:2021 được bổ sung, chỉnh sửa từ TCVN 7336:2003 nhằm đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Dưới đây là một số quy định mới cần lưu ý khi áp dụng.
Việc tháo dỡ cốp pha (hay còn gọi là ván khuôn), đà giáo là công việc rất quan trọng. Nếu thi công không đúng kỹ thuật có thể gây mất an toàn cho người lao động và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Do vậy việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tuân thủ các quy định dưới đây.
Đây là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thang máy để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
Có rất nhiều công trình sau một thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan nhằm khắc phục, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng là điều cần thiết.
Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng (sau đây gọi là đánh giá an toàn công trình) là hoạt động xem xét, đánh giá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an toàn.
Bạn là nhà thầu thi công xây dựng hay chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án? Dù là bên nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải nắm rõ 18 trách nhiệm của nhà thầu thi công được nêu dưới đây, đặc biệt là quy định cuối cùng.
Áp dụng đấu thầu qua mạng là một ưu tiên trong cải cách đấu thầu mua sắm công ở nhiều quốc gia đang phát triển. Đây là hoạt động cần thiết để hệ thống mua sắm công minh bạch và hiệu quả.
Chiều cao tối thiểu của lan can, độ rộng thông thủy giữa các thanh đứng,... của lan can là quy định bắt buộc khi thẩm tra thiết kế kiến trúc một công trình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người.
Bài viết này quy định những hồ sơ bắt buộc phải có trong quá trình nghiệm thu chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình.
Chất lượng vật liệu, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng liên quan đến chất lượng công trình xây dựng. Vì vậy cần được kiểm soát chặt chẽ trước khi sử dụng cho công trình.
Tìm kiếm
Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:
Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.
Liên hệ
Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.