Nghị định số 50/2021/NĐ-CP - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

Đăng lúc: 11:52, Thứ Bảy, 03-04-2021 - Lượt xem: 2491

Nghị định này sửa đổi quy định điều chỉnh đơn giá hợp đồng xây dựng.

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 như sau:

“2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và hợp đồng xây dựng giữa doanh nghiệp dự án PPP với các nhà thầu xây dựng thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là dự án PPP).

Các tổ chức, cá nhân tham khảo các quy định tại Nghị định này để xác lập và quản lý hợp đồng xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn khác.”

2. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 1 và khoản 2 Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c của khoản 1 như sau:

“c) Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị là hợp đồng thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu mua sắm vật tư, thiết bị là hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng.”

b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ của khoản 1 như sau:

“đ) Hợp đồng thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị (tiếng Anh là Engineering - Procurement viết tắt là EP) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị là hợp đồng thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng.”

c) Sửa đổi, bổ sung điểm e của khoản 1 như sau:

“e) Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Procurement - Construction viết tắt là PC) là hợp đồng để thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình là hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng.”

d) Sửa đổi, bổ sung điểm g của khoản 1 như sau:

“g) Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử, nghiệm thu, bàn giao cho bên giao thầu; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng.

Hợp đồng EPC được ưu tiên áp dụng đối với dự án phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và phải tuân thủ chặt chẽ tính đồng bộ, thống nhất từ khâu thiết kế đến khâu cung cấp thiết bị, thi công, đào tạo chuyển giao công nghệ. Trước khi quyết định áp dụng loại hợp đồng EPC, người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức đánh giá các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, rút ngắn thời gian thực hiện của dự án, tính đồng bộ từ khâu thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công xây dựng công trình đến khâu đào tạo vận hành, chuyển giao công trình để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của dự án được phê duyệt và đảm bảo tính khả thi của việc áp dụng hợp đồng EPC so với các loại hợp đồng khác.”

đ) Bổ sung điểm i1 vào sau điểm i khoản 1 như sau:

“i1) Hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ là hợp đồng xây dựng để thực hiện các gói thầu và có giá trị không vượt quá hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đồng thời nội dung công việc thuộc phạm vi của hợp đồng có tính chất kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện.”

e) Bổ sung điểm d1, d2 vào sau điểm d khoản 2 như sau:

“d1) Hợp đồng theo chi phí cộng phí;

d2) Hợp đồng xây dựng khác.”

g) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 như sau:

“đ) Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu từ điểm a đến điểm d2 khoản này.”

3. Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 Điều 4 như sau:

“5. Trước khi ký kết hợp đồng EPC các bên phải thỏa thuận cụ thể những nội dung chủ yếu sau:

a) Phạm vi công việc dự kiến thực hiện theo hợp đồng EPC;

b) Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, loại, cấp công trình; quy mô, công suất và phương án sản phẩm được lựa chọn, năng lực khai thác sử dụng;

c) Các thông tin về các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn của khu vực nơi xây dựng công trình;

d) Các yêu cầu về thiết kế xây dựng và một số thông số thiết kế ban đầu;

đ) Các phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị và thương mại; xuất xứ thiết bị, sản phẩm; giải pháp về mặt công nghệ kết nối thích ứng với các hệ thống kỹ thuật hiện hữu (nếu có);

e) Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài phạm vi công trình; giải pháp phòng, chống cháy, nổ thuộc phạm vi của gói thầu EPC;

g) Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng;

h) Các yêu cầu về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thử nghiệm, vận hành chạy thử, bảo hành và bảo trì công trình;

i) Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đúng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng thuộc phạm vi của gói thầu EPC;

k) Danh mục và mức độ áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng trong thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình;

l) Các chỉ dẫn kỹ thuật đối với vật tư, thiết bị, dịch vụ kỹ thuật; quy trình vận hành từng phần và toàn bộ công trình thuộc phạm vi của gói thầu EPC;

m) Yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ và những vấn đề khác;

n) Các yêu cầu liên quan đến các thủ tục phê duyệt; số lượng các loại hồ sơ, tài liệu và mốc thời gian phải nộp cho bên giao thầu;

o) Kế hoạch tiến độ thực hiện và các mốc hoàn thành những công việc, hạng mục công trình chủ yếu và toàn bộ công trình để đưa vào khai thác, sử dụng;

p) Phân định trách nhiệm giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, đường giao thông nội bộ và các dịch vụ khác có sẵn trên công trường và việc xử lý giao diện giữa các gói thầu trong cùng một dự án xây dựng.”

4. Bổ sung khoản 7 vào sau khoản 6 Điều 7 như sau:

“7. Đối với hợp đồng EPC:

a) Trước khi tiến hành mua sắm vật tư, thiết bị cho hợp đồng EPC bên nhận thầu phải tiến hành lập các yêu cầu về thông số kỹ thuật, công nghệ, xuất xứ để trình bên giao thầu cho ý kiến chấp thuận trước khi tiến hành mua sắm nêu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng. Việc chấp thuận của bên giao thầu không làm giảm trách nhiệm của bên nhận thầu đối với việc mua sắm vật tư, thiết bị cho hợp đồng EPC. Trường hợp các bên không thỏa thuận trong hợp đồng EPC thì bên nhận thầu có trách nhiệm tuân thủ hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và các thông số kỹ thuật, công nghệ, xuất xứ kèm theo của vật tư, thiết bị công nghệ trong hợp đồng EPC.

b) Bên nhận thầu có thể trực tiếp tiến hành mua sắm hoặc thuê thầu phụ để mua sắm vật tư, thiết bị cho hợp đồng EPC.”

5. Bổ sung một số điểm vào khoản 3 và khoản 5 của Điều 15 như sau:

a) Bổ sung điểm d1 vào sau điểm d khoản 3 như sau:

“d1) Giá hợp đồng theo chi phí cộng phí là giá hợp đồng chưa xác định được giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên chỉ thỏa thuận về chi phí quản lý, chi phí chung và lợi nhuận do chưa đủ cơ sở xác định phạm vi công việc và chi phí trực tiếp để thực hiện các công việc của hợp đồng.

Mức chi phí quản lý, chi phí chung và lợi nhuận được các bên thỏa thuận theo tỷ lệ (%) hoặc theo một giá trị cụ thể trên cơ sở chi phí trực tiếp thực tế hợp lý, hợp lệ cần thiết để thực hiện các công việc của hợp đồng được các bên xác nhận;

Mức chi phí quản lý, chi phí chung và lợi nhuận được cố định hoặc thay đổi (tăng, giảm có hoặc không khống chế mức tối đa, tối thiểu) phụ thuộc vào mức chi phí trực tiếp thực tế do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên.”

b) Bổ sung điểm d1 vào sau điểm d khoản 5 như sau:

“d1) Đối với hợp đồng chi phí cộng phí

Giá hợp đồng theo chi phí cộng phí chỉ áp dụng với các gói thầu mà tại thời điểm ký kết hợp đồng các bên chưa đủ cơ sở xác định phạm vi công việc, nhu cầu cần thiết về việc sử dụng vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công để thực hiện các công việc dự kiến của hợp đồng.”

6. Bổ sung một điểm vào khoản 4 và một khoản vào sau khoản 5 của Điều 18 như sau:

a) Bổ sung điểm a1 vào sau điểm a khoản 4 như sau:

“a1) Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đảm bảo phù hợp với tính chất công việc của hợp đồng và giảm bớt thủ tục không cần thiết.”

b) Bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 như sau:

“5a. Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, việc tạm ứng hoặc không tạm ứng do bên giao thầu và bên nhận thầu xem xét, thống nhất theo đề nghị của bên nhận thầu bảo đảm phù hợp với yêu cầu của gói thầu, giảm bớt thủ tục không cần thiết.”

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 22 như sau:

“3. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 147 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 64 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.”

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:

“Điều 23. Thanh lý hợp đồng xây dựng

Việc thanh lý hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 147 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và khoản 4 Điều 147 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 64 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.”

9. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 31 như sau:

“d) Đối với hợp đồng EPC được xác lập thông qua lựa chọn nhà thầu EPC ngay sau khi thiết kế cơ sở được phê duyệt: Nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kịp thời các thiết kế được triển khai sau thiết kế cơ sở đã được người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án theo đúng quy định của pháp luật, không bao gồm dự toán xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc phạm vi của hợp đồng EPC.

Trường hợp hợp đồng EPC được xác lập thông qua lựa chọn nhà thầu EPC ngay sau khi thiết kế FEED được phê duyệt: Nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kịp thời các thiết kế được triển khai sau thiết kế FEED đã được người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án theo đúng quy định pháp luật, không bao gồm dự toán xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc phạm vi của hợp đồng EPC.”

10. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 32 như sau:

“e) Đối với hợp đồng EPC được xác lập thông qua lựa chọn nhà thầu EPC ngay sau khi thiết kế cơ sở được phê duyệt: Lập các thiết kế được triển khai sau thiết kế cơ sở đã được người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án phù hợp với thiết kế cơ sở được duyệt, không bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục công trình, công trình thuộc phạm vi của hợp đồng EPC.

Trường hợp hợp đồng EPC được xác lập thông qua lựa chọn nhà thầu EPC ngay sau khi thiết kế FEED được phê duyệt: Lập các thiết kế được triển khai sau thiết kế FEED đã được người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án phù hợp với thiết kế FEED được duyệt, không bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục công trình, công trình thuộc phạm vi của hợp đồng EPC.”

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 35 như sau:

“2. Hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và khoản 3 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 64 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng. Trường hợp khi Nhà nước thay đổi chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng xây dựng, thì việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng cho phần công việc bị ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách đó và việc điều chỉnh thực hiện theo quy định của cơ quan ban hành, hướng dẫn thực hiện chính sách.”

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:

“Điều 36. Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng xây dựng

1. Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng bao gồm cả thời gian được gia hạn thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.

2. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

3. Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) và các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

4. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó) thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh; trường hợp vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt thì phải được chấp thuận chủ trương điều chỉnh giá hợp đồng của người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc Bộ trưởng bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được giao đối với các dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư trước khi thực hiện điều chỉnh và phải đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, giá gói thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và pháp luật về đấu thầu.”

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 37 như sau:

“3. Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có quy định về đơn giá hoặc phương pháp xác định đơn giá trong hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận, thống nhất đơn giá hoặc nguyên tắc, phương pháp xác định giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện.”

14. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 2 và khoản 3 Điều 38 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:

“b) Trường hợp khối lượng công việc thực tế thực hiện tăng hoặc giảm lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng, đồng thời làm thay đổi trên 0,25% giá trị hợp đồng và trên 1% đơn giá của công việc đó hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc đã thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho các khối lượng này để thanh toán.

Trường hợp khối lượng công việc thực tế thực hiện tăng lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng, đơn giá mới chỉ được áp dụng cho phần khối lượng thực tế thực hiện vượt quá 120% khối lượng ghi trong hợp đồng.

Trường hợp khối lượng công việc thực tế thực hiện giảm lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng, đơn giá mới được áp dụng cho toàn bộ khối lượng công việc thực tế hoàn thành được nghiệm thu.”

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:

“a) Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng bao gồm: phương pháp bù trừ trực tiếp và phương pháp điều chỉnh bằng công thức điều chỉnh như quy định tại điểm b khoản này. Việc áp dụng phương pháp điều chỉnh giá phải phù hợp với tính chất công việc, loại giá hợp đồng, đồng tiền thanh toán và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Chỉ số giá để điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng bằng công thức điều chỉnh tại điểm b khoản 3 Điều này là chỉ số giá xây dựng.”

15. Sửa đổi, bổ sung Điều 42 như sau:

“Điều 42. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng

Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 64 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.”

16. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 54 như sau:

“2. Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng; hướng dẫn điều chỉnh hợp đồng xây dựng, phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, các loại hợp đồng xây dựng, mẫu hợp đồng xây dựng; hướng dẫn mẫu hợp đồng EPC; hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ và các nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng.”

...

Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2021


Chi tiết nội dung Nghị định, mời Quý vị xem hoặc download tại đây: 

Phòng Kỹ thuật

Theo dõi:

Từ khóa: nghị định, hợp đồng xây dựng, điều chỉnh giá,

Các bài liên quan đến hợp đồng xây dựng


Thông tư số 02/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng

Thông tư này hướng dẫn chi tiết một số nội dung về hợp đồng xây dựng; công bố và hướng dẫn sử dụng mẫu hợp đồng thi công xây dựng, mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng, mẫu hợp đồng Thiết kế - Mua sắm vật tư, thiết bị - Thi công xây dựng công trình (sau đây viết tắt là EPC).


[Mẫu] - Hợp đồng liên danh tư vấn giám sát

Hợp đồng liên danh là loại hợp đồng được sử dụng trong đấu thầu, khi các bên dự thầu hợp tác, liên kết tạo thành một liên danh để tham gia dự thầu và thực thi công việc (nếu trúng thầu).


[Mẫu] - Hợp đồng tư vấn xây dựng mới nhất

Được ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng.


Thông tư 09/2016/TT-BXD - Hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình

Toàn văn thông tư quy định rõ về nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công; yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao hợp đồng thi công; quản lý thực hiện hợp đồng thi công, thời gian và tiến độ thực hiện; giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán; bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng; trách nhiệm của mỗi bên khi xảy ra rủi ro và bất khả kháng...


Thông tư 08/2016/TT-BXD - Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng

Thông tư 08/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 10/3/2016, có hiệu lực từ ngày 1/5/2016, thay thế cho Thông tư số 08/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn mẫu Hợp đồng một số công việc tư vấn xây dựng.


Nghị định 37/2015/NĐ-CP - Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

Với nhiều điểm mới, nổi bật, hàng loạt các quy định mới về hợp đồng xây dựng được ban hành giúp doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc hiện đang gặp phải.


Nghị định số 207/2013/NĐ-CP - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Ngày 11/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.


Nghị định 48/2010/NĐ-CP - Về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Nghị định này quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.

Tin cùng chuyên mục


Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BXD của Bộ Xây dựng - Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

Văn bản hợp nhất này là Nghị định không số hợp nhất hai Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Nghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành trước đó.


Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15

Luật này quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu, hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.


Nghị định 35/2023/NĐ-CP - Sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

Nội dung của Nghị định này nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hiện hành trong lĩnh vực quản lý nhà nước của BXD. Vì vậy cần kết hợp xem với các Nghị định tương ứng. Mời quý vị và các bạn chịu khó xem nhé.


Thông tư số 02/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng

Thông tư này hướng dẫn chi tiết một số nội dung về hợp đồng xây dựng; công bố và hướng dẫn sử dụng mẫu hợp đồng thi công xây dựng, mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng, mẫu hợp đồng Thiết kế - Mua sắm vật tư, thiết bị - Thi công xây dựng công trình (sau đây viết tắt là EPC).


Nghị định số 16/2022/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.


Thông tư số 10/2021/TT-BXD - Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP

Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý an toàn lao động, chất lượng thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng


Thông tư số 06/2021/TT-BXD - Quy định về phân cấp công trình xây dựng

Thông tư này quy định chỉ tiết về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng cấp công trình xây dựng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng.


Nghị định 15/2021/NĐ-CP - Hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Xây dựng năm 2014 và Luật số 62/2020/QH14 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; khảo sát xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng...


Nghị định 10/2021/NĐ-CP - về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là dự án PPP).


Nghị định 09/2021/NĐ-CP - về Quản lý vật liệu xây dựng

Nghị định này quy định về quản lý phát triển, sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng vật liệu xây dựng vào công trình xây dựng bảo đảm an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên.

Tìm kiếm


Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:


Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.

Liên hệ

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

giacoketcau.com

Mô tả gia cố kết cấu bằng phương pháp dán tấm sợi carbon fiber

Gia cố kết cấu bằng tấm sợi Các bon cường độ cao (CFRP - Carbon Fiber) có các ưu điểm sau:
- Không đục phá kết cấu hiện có, chỉ bóc bỏ lớp vữa trát (nếu có).
- Không ảnh hưởng đến kiến trúc hiện trạng của công trình.
- Không làm tăng tải trọng của công trình.
- Quá trình thi công nhanh, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.
- Tấm sợi carbon fiber (CFRP) và keo liên kết không chịu tác động bởi ăn mòn hóa học (axit, kiềm) và ô xi hóa dưới tác động của điều kiện môi trường.

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Hotline: 098.999.6440

Facebook

Youtube

<< Download hồ sơ năng lực mới nhất

Tìm kiếm tài liệu