Nghị định số 16/2022/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng

Đăng lúc: 17:42, Thứ Hai, 31-01-2022 - Lượt xem: 1611

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

Tổng quan

Vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị đinh này bao gồm:

- Hoạt động xây dựng

- Sản xuất vật liệu xây dựng

- Quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật

- Kinh doanh bất động sản

- Quản lý, phát triển nhà

Nghị định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt. Cụ thể, hình thức xử phạt chính gồm: Cảnh cáo; phạt tiền.

Hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 3 tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Nghị định cũng quy định mức phạt tiền tối đa đó là: Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1 tỉ đồng; trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300 triệu đồng.

Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 24; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 59, Điểm a Khoản 3 Điều 64, Điều 65, Khoản 1 (trừ Điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. 

Biện pháp khắc phục hậu quả: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng; những biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này. 

Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VI Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.

Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định, tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối hoặc cản trở người thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt hành chính theo hình thức, mức phạt đối với hành vi chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ được quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn xã hội.

...

Hiệu lực thi hành

Nghị định gồm 8 chương, 86 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2022.

Nghị định này thay thế Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 và Nghị định số 21/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020.


Chi tiết nội dung Nghị định, mời Quý vị xem hoặc download tại đây: 

Phòng Kỹ thuật

Theo dõi:

Từ khóa: nghị định, xử phạt, lĩnh vực xây dựng,

Các bài liên quan đến xử phạt


Tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép?

Hiện nay còn nhiều cách hiểu khác nhau khi thực hiện quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực trật tự xây dựng. Đó là buộc tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép?


Quy định về việc phá dỡ công trình

Bên cạnh những công trình cần phá dỡ do có nguy cơ sụp đổ hoặc phá dỡ để xây mới, những công trình bị cưỡng chế phá dỡ cũng cần được thực hiện theo đúng các quy định của Pháp luật.


Nghị định 21/2020/NĐ-CP - Sửa đổi, bổ sung một số điều về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng

Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017


Nghị định 139/2017/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng ...

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến ...


Nghị định số 121/2013/NĐ-CP - Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản...


Nghị định số 180/2007/NĐ-CP - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo quy định tại khoản 1, 2, 4, 5 và khoản 6 Điều 10; khoản 5 Điều 67; Điều 86; Điều 94 và khoản 2 Điều 120 của Luật Xây dựng.

Tin cùng chuyên mục


Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BXD của Bộ Xây dựng - Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

Văn bản hợp nhất này là Nghị định không số hợp nhất hai Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Nghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành trước đó.


Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15

Luật này quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu, hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.


Nghị định 35/2023/NĐ-CP - Sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

Nội dung của Nghị định này nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hiện hành trong lĩnh vực quản lý nhà nước của BXD. Vì vậy cần kết hợp xem với các Nghị định tương ứng. Mời quý vị và các bạn chịu khó xem nhé.


Thông tư số 02/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng

Thông tư này hướng dẫn chi tiết một số nội dung về hợp đồng xây dựng; công bố và hướng dẫn sử dụng mẫu hợp đồng thi công xây dựng, mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng, mẫu hợp đồng Thiết kế - Mua sắm vật tư, thiết bị - Thi công xây dựng công trình (sau đây viết tắt là EPC).


Thông tư số 10/2021/TT-BXD - Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP

Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý an toàn lao động, chất lượng thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng


Thông tư số 06/2021/TT-BXD - Quy định về phân cấp công trình xây dựng

Thông tư này quy định chỉ tiết về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng cấp công trình xây dựng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng.


Nghị định số 50/2021/NĐ-CP - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

Nghị định này sửa đổi quy định điều chỉnh đơn giá hợp đồng xây dựng.


Nghị định 15/2021/NĐ-CP - Hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Xây dựng năm 2014 và Luật số 62/2020/QH14 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; khảo sát xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng...


Nghị định 10/2021/NĐ-CP - về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là dự án PPP).


Nghị định 09/2021/NĐ-CP - về Quản lý vật liệu xây dựng

Nghị định này quy định về quản lý phát triển, sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng vật liệu xây dựng vào công trình xây dựng bảo đảm an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên.

Tìm kiếm


Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:


Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.

Liên hệ

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

giacoketcau.com

Mô tả gia cố kết cấu bằng phương pháp dán tấm sợi carbon fiber

Gia cố kết cấu bằng tấm sợi Các bon cường độ cao (CFRP - Carbon Fiber) có các ưu điểm sau:
- Không đục phá kết cấu hiện có, chỉ bóc bỏ lớp vữa trát (nếu có).
- Không ảnh hưởng đến kiến trúc hiện trạng của công trình.
- Không làm tăng tải trọng của công trình.
- Quá trình thi công nhanh, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.
- Tấm sợi carbon fiber (CFRP) và keo liên kết không chịu tác động bởi ăn mòn hóa học (axit, kiềm) và ô xi hóa dưới tác động của điều kiện môi trường.

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Hotline: 098.999.6440

Facebook

Youtube

<< Download hồ sơ năng lực mới nhất

Tìm kiếm tài liệu