Giải mã vết nứt trên kết cấu công trình
Đăng lúc: 11:41, Thứ Bảy, 10-08-2019 - Lượt xem: 20906
Tổng hợp mô tả và giải thích nguyên nhân gây nứt kết cấu cột, dầm, sàn bê tông và tường.
1. Dầm bị nứt ở phía dưới - vùng giữa dầm
Nguyên nhân:
- Thép dọc chịu lực miền dưới dầm không đủ số lượng hoặc cường độ hoặc thép không đảm bảo chất lượng.
- Lớp thép chịu lực dọc phía dưới dầm bị kê quá cao (chiều dày lớp bê tông bảo vệ dưới bụng dầm lớn hơn thiết kế).
- Chiều dài neo của cốt thép chịu lực miền dưới dầm không đảm bảo.
- Tải trọng tác động lên dầm quá lớn so với tải trọng tính toán.
2. Dầm bị nứt ở phía trên mặt, sát gối, đồng thời nứt thành dầm theo phương chéo khoảng 45o từ trên xuống dưới
Nguyên nhân:
- Thép dọc chịu lực miền trên dầm không đủ số lượng hoặc cường độ hoặc thép không đảm bảo chất lượng.
- Lớp thép chịu lực dọc phía trên dầm bị chìm quá sâu dưới mặt bê tông (chiều dày lớp bê tông bảo vệ mặt trên dầm lớn hơn thiết kế).
- Chiều dài neo của cốt thép chịu lực miền trên dầm không đảm bảo.
- Tải trọng tác động lên dầm quá lớn so với tải trọng tính toán.
3. Dầm bị nứt ở phía dưới - vùng đầu dầm, vết nứt phát triển hướng từ dưới chéo lên trên theo góc nghiêng khoảng 45o
Nguyên nhân:
- Thép đai dầm không đủ số lượng về nhánh đai hoặc khoảng cách hoặc cường độ hoặc thép đai không đảm bảo chất lượng.
- Cường độ bê tông không đảm bảo, không đạt mác theo thiết kế.
- Tải trọng tác động lên dầm quá lớn so với tải trọng tính toán.
4. Dầm bị nứt các vệt ngang thành dầm
Nguyên nhân:
- Bảo dưỡng bê tông không đúng cách gây ra bay hơi nước quá nhanh.
- Nhiệt độ của bê tông và môi trường chênh lệch quá lớn.
- Bê tông trộn không đủ nước.
- Bê tông trộn không đều hoặc bị phân tầng.
5. Cột bị nứt chéo ở vùng giữa chiều cao cột
Nguyên nhân:
- Kết cấu móng không đảm bảo, không ổn định.
- Tải trọng lên cột cao hơn tính toán lúc thiết kế.
- Cường độ bê tông - mác bê tông thực tế của cột không đảm bảo khả năng chịu lực.
6. Cột bị nứt các vệt dài dọc theo thân cột
Nguyên nhân:
- Bê tông trộn không đều hoặc bị phân tầng hoặc bị xâm thực bởi môi trường.
- Cốt thép dọc cột không đủ khả năng chịu lực (chất lượng thép hoặc đường kính, số lượng thép dọc không đủ).
- Mối nối thép dọc cột không đảm bảo.
7. Trần, sàn bê tông bị nứt chéo từ đầu cột lan vào giữa
Nguyên nhân:
- Thiếu thép chịu lực lớp dưới (thép chịu mô men dương).
- Chiều dài neo thép sàn lớp dưới không đảm bảo.
- Tải trọng tác động lên sàn lớn hơn thiết kế.
8. Vết nứt xuất hiện giữa ô trần, sàn theo 2 phương vuông góc
Nguyên nhân:
- Chiều dày bê tông trần, sàn không đủ.
- Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép phía dưới quá lớn.
- Không bố trí đủ cốt thép chịu lực lớp dưới.
9. Tường bị nứt chéo góc các ô thoáng, cửa sổ, cửa đi
Nguyên nhân:
- Liên kết giữa lanh tô cửa và tường không đảm bảo kỹ thuật, hoặc không có lanh tô.
- Tường bị quá tải.
10. Tường bị nứt ngang đáy dầm
Nguyên nhân:
- Dầm đè lên tường bị võng quá lớn.
- Không đóng lưới xử lý mối nối giữa tường và bê tông dầm trước khi trát.
Quý khách có nhu cầu gia cố kết cấu hoặc tìm hiểu thông tin về vật liệu sợi carbon fiber hoặc tận mắt chứng kiến kiểm tra vật liệu carbon fiber và xem các thực nghiệm của chúng tôi vui lòng tham quan văn phòng của chúng tôi tại địa chỉ:
CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG VNT VIỆT NAM
- Văn phòng: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: giacuongketcau@gmail.com
- Website: www.giacoketcau.com
- Xem các video clip thi công gia cố kết cấu tại dự án thực tế và thực nghiệm của chúng tôi trên
Phòng Kỹ thuật
Từ khóa: nguyên nhân, nứt dầm, nứt cột, nứt tường, nứt trần, nứt sàn,
Các bài liên quan đến bê tông nứt
Quá trình phát sinh các vết nứt trong kết cấu bê tông là do biến dạng cứng của bê tông quá lớn làm cho ứng suất kéo phát sinh vượt quá giới hạn kéo cho phép của bê tông. Biến dạng này thường xảy ra trong khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng đến một số năm sau khi đổ bê tông.
Dầm bê tông bị nứt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chịu tải và khả năng làm việc lâu dài của chúng. Hãy cùng VNT nhận diện, đánh giá nguyên nhân và biện pháp phòng chống, gia cố dầm nứt.
Rạn nứt cột bê tông cốt thép là một vấn đề nghiêm trọng và nó có thể dẫn đến mất khả năng chịu tải, ổn định, độ bền và ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ công trình. Do đó, cần phải nhận biết các loại vết nứt cột để có phương pháp gia cố phù hợp.
Không ai mong muốn sàn hay trần bê tông của mình bị nứt, võng. Tuy nhiên, khi không may sàn bị nứt thì xử lý thế nào cho đúng chuẩn và bền vững thì không phải ai cũng biết.
Có nhiều nguyên nhân gây ra vết nứt trên cấu kiện dầm sàn bê tông, một số trong đó có thể được tránh và loại bỏ quả bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Vết nứt trong kết cấu bê tông nói chung và cấu kiện dầm sàn nói riêng là một vấn đề phổ biến thường gặp trong quá trình xây dựng. Vết nứt không tự sinh ra nhưng cũng không thể tránh được một cách hiệu quả.
Có lẽ không ít kiến trúc sư, chủ đầu tư đau đầu vì trót thi công dầm bẹt để tăng chiều cao thông thủy tầng nhưng bị nứt.
Nứt bê tông là hiện tượng thường gặp trong công trình xây dựng. Các vết nứt trong bê tông có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân, mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bê tông.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thông thường, có diện tích mặt thoáng lớn, được thi công theo công nghệ thông thường và làm việc trong điều kiện tác động trực tiếp của yếu tố khí hậu nóng ẩm, nhằm hạn chế nứt mặt bê tông hoặc nứt kết cấu trong quá trình đóng rắn và sử dụng.
Tin cùng chuyên mục
Khi kiểm tra kết cấu bê tông cốt thép cần chú trọng xem xét các vết nứt và tình trạng ăn mòn cốt thép chịu lực của cột, dầm, sàn; vết nứt ngang ở phần chân và phần đỉnh cột; độ nghiêng của vì kèo và ổn định của hệ thống giằng chống ...
Đây là lần đầu tiên chính quyền thành phố Hợp Phì áp dụng phương pháp này để đảm bảo an toàn cho cầu đường địa phương.
Nhờ khả năng chịu tải lớn, chuyển tải hiệu quả, bê tông UHPC cũng làm giảm tổng trọng lượng của công trình và giảm tổng chi phí cho việc xây dựng kết cấu.
Dầm bê tông bị nứt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chịu tải và khả năng làm việc lâu dài của chúng. Hãy cùng VNT nhận diện, đánh giá nguyên nhân và biện pháp phòng chống, gia cố dầm nứt.
Rạn nứt cột bê tông cốt thép là một vấn đề nghiêm trọng và nó có thể dẫn đến mất khả năng chịu tải, ổn định, độ bền và ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ công trình. Do đó, cần phải nhận biết các loại vết nứt cột để có phương pháp gia cố phù hợp.
Không ai mong muốn sàn hay trần bê tông của mình bị nứt, võng. Tuy nhiên, khi không may sàn bị nứt thì xử lý thế nào cho đúng chuẩn và bền vững thì không phải ai cũng biết.
Không chỉ ứng dụng trong việc gia cố kết cấu, vật liệu carbon fiber còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các chi tiết cần độ mảnh và chịu lực cao hoặc tạo ra các chi tiết kiến trúc vượt nhịp lớn.
Chống ăn mòn khí tài và gia cố kết cấu bị ăn mòn bởi môi trường đang là từ khóa nóng của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo bồi đắp lấn chiếm trên biển Đông.
Gia cố kết cấu bằng tấm sợi carbon fiber có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp khác. Đa số mọi người quyết định sử dụng vật liệu này khi biết đặc điểm thứ 5 dưới đây.
Có nhiều phương pháp gia cố lỗ mở trên sàn hoặc trên vách bê tông. Tuy nhiên, chúng tôi xin giới thiệu 2 phương án phổ biến nhất.
Tìm kiếm
Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:
Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.
Liên hệ
Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.