Căn cứ pháp lý
- Tại Khoản 1, Điều 120 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có nêu: Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công. Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.
- Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 121 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 cũng nêu: Chủ đầu tư có quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình.
Tại sao phải có tư vấn giám sát
Theo Điều 26 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, nội dung giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm:
1. Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn giám sát cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;
2. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng;
3. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
4. Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt;
5. Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình (quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;
6. Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình (thường gọi là Nghiệm thu vật liệu đầu vào);
7. Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;
8. Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
9. Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;
10. Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
11.Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định;
12. Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
13. Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
14. Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
15. Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;
16. Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Điều kiện năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng
Một tổ chức muốn tham gia giám sát thi công xây dựng công trình phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:
1. Có đăng ký ngành nghề Tư vấn giám sát thi công trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (Mã ngành 7110).
2. Có Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng hoặc Sở xây dựng cấp, phù hợp với cấp công trình sẽ thực hiện.
Để cấp được chứng chỉ này, tổ chức - doanh nghiệp của bạn phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Mục 33 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP.
Chi tiết bài viết về nội dung này Quý vị có thể đọc tại đây.
Kết luận
Như vậy, với mọi quy mô công trình Chủ đầu tư đều có thể tự giám sát thi công xây dựng công trình mà không cần phải thuê nhà thầu tư vấn giám sát nếu có đủ năng lực theo quy định nêu trên.
Ngược lại, khi Chủ đầu tư không có đủ năng lực để thực hiện công việc giám sát thi công xây dựng công trình thì phải thuê đơn vị tư vấn giám sát có năng lực để thực hiện.
Trong trường hợp Chủ đầu tư không có năng lực nhưng vẫn tiến hành tự giám sát thi công xây dựng sẽ bị Cơ quan quản lý xây dựng địa phương xử phạt theo quy định tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Đặc biệt, với các Chủ đầu tư không chuyên nghiệp (tức là chỉ làm dự án 1 lần như xây dựng văn phòng, nhà máy,...) thì nên thuê đơn vị tư vấn giám sát thay vì phải tự xây dựng một bộ máy giám sát mới và phải xây dựng quy trình làm việc từ đầu.
Các bài liên quan đến tư vấn giám sát
Hệ thống này sẽ giám sát mọi chi tiết của một dự án xây dựng và tự động cảnh báo các dấu hiệu thi công sai sót hoặc chậm trễ tiến độ.
Tình huống này ít gặp nên gây lúng túng cho cả chủ đầu tư và tổng thầu. Tuy nhiên, vấn đề này đã được quy định rất cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước.
Khi triển khai dự án thi công xây dựng công trình, dù tự giám sát thi công hay thuê đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư vẫn có nhiều quyền lợi và nghĩa vụ khi thực thi công việc của mình.
Tư vấn giám sát thi công xây dựng hay gọi tắt là giám sát xây dựng không phải là công việc chung chung mà là công việc được các văn bản pháp luật quy định nội dung chi tiết rất cụ thể.
Việc giám sát thi công xây dựng công trình có thể do cá nhân, tổ chức có chứng chỉ hành nghề và có đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện. Tuy nhiên, cá nhân độc lập có chứng chỉ hành nghề chỉ được giám sát thi công xây dựng một số loại công trình được giới hạn dưới đây.
Tùy từng quy mô công trình, đoàn tư vấn giám sát hiện trường sẽ có một hoặc nhiều kỹ sư giám sát gọi là tư vấn giám sát viên làm việc dưới sự điều hành trực tiếp của tư vấn giám sát trưởng.
Là người đại diện và chịu trách nhiệm trước tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình và trước pháp luật về các công việc do mình thực hiện nên Tư vấn giám sát trưởng có rất nhiều trách nhiệm và quyền hạn để thực thi công việc.
Công ty nào được phép giám sát thi công xây dựng? Để giám sát thi công xây dựng công trình công ty, doanh nghiệp phải có điều kiện gì?
Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là sản phẩm của lao động trí tuệ trong quản lý xây dựng, đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo nên những công trình chất lượng.
Để công trình của bạn được xây dựng đảm bảo chất lượng, bên cạnh việc lựa chọn nhà thầu thi công thì việc chọn lựa đơn vị tư vấn giám sát thi công cũng cực kỳ quan trọng.
Bài viết sau đây sẽ thông tin chi tiết tới bạn đọc những đối tượng bắt buộc và không bắt buộc phải mua bảo hiểm khi tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng công trình.
Tư vấn giám sát thi công xây dựng thay mặt chủ đầu tư giám sát thi công trên công trường trong suốt quá trình thi công, vì vậy Luật Xây dựng cũng có quy định rất cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của nhà thầu này.
Tư vấn thiết kế có thể được tham gia giám sát thi công các công trình do mình thiết kế nếu đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng và được chủ đầu tư lựa chọn theo quy định hiện hành.
Bạn là kỹ sư tư vấn giám sát? Hãy đọc kỹ và ghi nhớ 16 quyền và nghĩa vụ sau đây để thực hiện cho đúng.
Tin cùng chuyên mục
TCVN 7336:2021 được bổ sung, chỉnh sửa từ TCVN 7336:2003 nhằm đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Dưới đây là một số quy định mới cần lưu ý khi áp dụng.
Việc tháo dỡ cốp pha (hay còn gọi là ván khuôn), đà giáo là công việc rất quan trọng. Nếu thi công không đúng kỹ thuật có thể gây mất an toàn cho người lao động và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Do vậy việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tuân thủ các quy định dưới đây.
Đây là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thang máy để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
Có rất nhiều công trình sau một thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan nhằm khắc phục, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng là điều cần thiết.
Dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng (sau đây gọi là đánh giá an toàn công trình) là hoạt động xem xét, đánh giá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an toàn.
Bạn là nhà thầu thi công xây dựng hay chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án? Dù là bên nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải nắm rõ 18 trách nhiệm của nhà thầu thi công được nêu dưới đây, đặc biệt là quy định cuối cùng.
Áp dụng đấu thầu qua mạng là một ưu tiên trong cải cách đấu thầu mua sắm công ở nhiều quốc gia đang phát triển. Đây là hoạt động cần thiết để hệ thống mua sắm công minh bạch và hiệu quả.
Chiều cao tối thiểu của lan can, độ rộng thông thủy giữa các thanh đứng,... của lan can là quy định bắt buộc khi thẩm tra thiết kế kiến trúc một công trình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người.
Bài viết này quy định những hồ sơ bắt buộc phải có trong quá trình nghiệm thu chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình.