16 dấu hiệu nguy hiểm của kết cấu bê tông cần được gia cố ngay

Đăng lúc: 13:51, Thứ Tư, 22-07-2020 - Lượt xem: 13379

Khi kiểm tra kết cấu bê tông cốt thép cần chú trọng xem xét các vết nứt và tình trạng ăn mòn cốt thép chịu lực của cột, dầm, sàn; vết nứt ngang ở phần chân và phần đỉnh cột; độ nghiêng của vì kèo và ổn định của hệ thống giằng chống ...

Đánh giá mức độ nguy hiểm của cấu kiện kết cấu bê tông cốt thép bao gồm các nội dung: khả năng chịu lực, cấu tạo và liên kết, vết nứt và biến dạng...

Khi tính toán khả năng chịu lực của cấu kiện, kết cấu bê tông cốt thép, phải kiểm tra cường độ bê tông, mức độ carbonát hóa của bê tông, tính chất cơ học, thành phần hóa học, mức độ ăn mòn cốt thép. Diện tích tiết diện đo được của cấu kiện kết cấu bê tông cốt thép không bao gồm phần diện tích bị hư hỏng do các nguyên nhân khác nhau gây ra.

Kết cấu bê tông cốt thép được đánh giá là nguy hiểm khi có một trong những hiện tượng sau:

1. Khả năng chịu lực của cấu kiện nhỏ hơn 85% hiệu ứng tác động vào nó;

2. Dầm, sàn bị võng quá Lo/150, bề rộng vết nứt ở vùng chịu kéo lớn hơn 1 mm.

3. Vùng chịu kéo ở phần giữa nhịp của dầm đơn giản, dầm liên tục xuất hiện vết nứt thẳng đứng chạy dài lên trên đến 2/3 chiều cao của dầm, bề rộng vết nứt lớn hơn 0,5 mm hoặc ở gần gối tựa xuất hiện vết nứt xiên do lực cắt, bề rộng vết nứt lớn hơn 0,4 mm;

4. Ở vị trí cốt thép chịu lực của dầm, sàn xuất hiện vết nứt nằm ngang và vết nứt xiên, bề rộng vết nứt lớn hơn 1 mm, bản sàn xuất hiện vết nứt chịu kéo lớn hơn 0,4 mm;

5. Dầm, sàn có cốt thép bị ăn mòn xuất hiện vết nứt dọc theo chiều cốt thép chịu lực có bề rộng vết nứt lớn hơn 1 mm, hoặc cấu kiện bê tông bị hư hỏng nghiêm trọng, hoặc lớp bảo vệ bê tông bị bong tróc làm lộ cốt thép chịu lực.

6. Xung quanh mặt bản sàn đổ tại chỗ xuất hiện vết nứt hoặc đáy bản sàn có vết nứt đan xiên;

7. Dầm, sàn ứng lực trước có vết nứt thẳng đứng chạy dài suốt tiết diện hoặc bê tông ở phần đầu bị nén vỡ làm lộ cốt thép chịu lực, chiều dài đoạn cốt thép bị lộ ra lớn hơn 100 lần đường kính cốt thép chịu lực;

8. Cốt chịu lực có vết nứt thẳng đứng, lớp bê tông bảo vệ bị bong tróc, cốt thép chịu lực lộ ra do bị ăn mòn, hoặc một bên có vết nứt ngang với bề rộng lớn hơn 1 mm, một bên bê tông bị nén vỡ, cốt thép chịu lực lộ ra do bị ăn mòn;

9. Phần giữa tường có vết nứt đan xiên, bề rộng lớn hơn 0,4 mm;

10. Cột, tường bị nghiêng, chuyển vị ngang và độ nghiêng vượt quá 1% độ cao, chuyển vị ngang vượt quá h/500;

11. Bê tông cột, tường bị mủn, bị carbonát hóa, phồng rộp, diện tích hư hỏng lớn hơn 1/3 toàn mặt cắt, cốt thép chịu lực lộ ra, bị ăn mòn nghiêm trọng;

12. Cột, tường biến dạng theo phương ngang lớn hơn h/250, hoặc lớn hơn 30 mm;

13. Độ võng của vì kèo lớn hơn Lo/200, thanh cánh hạ có vết nứt đứt ngang, bề rộng vết nứt lớn hơn 1 mm;

14. Hệ thống giằng chống của vì kèo mất hiệu lực dẫn đến nghiêng lệch vì kèo, độ nghiêng lớn hơn 2% chiều cao của vì kèo;

15. Lớp bê tông bảo vệ của cấu kiện chịu nén uốn bị bong rộp, nhiều chỗ cốt thép chịu lực bị ăn mòn lộ ra ngoài;

16 Chiều dài đoạn gối của dầm - sàn nhỏ hơn 70% giá trị quy định.


Toàn bộ nội dung trên được trích dẫn từ Mục 5.2.5.4 của tiêu chuẩn TCVN 9381:2012 - Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà 

Phòng Kỹ thuật

Theo dõi:

Từ khóa: kết cấu bê tông cốt thép, nguy hiểm, hiện tượng, nứt, võng,

Tin cùng chuyên mục


[Hi hữu] - Gia cố cầu bằng xe tải nặng để chống lũ

Đây là lần đầu tiên chính quyền thành phố Hợp Phì áp dụng phương pháp này để đảm bảo an toàn cho cầu đường địa phương.


Bê tông cường độ siêu cao UHPC là gì ?

Nhờ khả năng chịu tải lớn, chuyển tải hiệu quả, bê tông UHPC cũng làm giảm tổng trọng lượng của công trình và giảm tổng chi phí cho việc xây dựng kết cấu.


Tổng hợp các tình huống gây nứt dầm bê tông

Dầm bê tông bị nứt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chịu tải và khả năng làm việc lâu dài của chúng. Hãy cùng VNT nhận diện, đánh giá nguyên nhân và biện pháp phòng chống, gia cố dầm nứt.


Hình dáng và nguyên nhân các loại vết nứt cột bê tông cốt thép

Rạn nứt cột bê tông cốt thép là một vấn đề nghiêm trọng và nó có thể dẫn đến mất khả năng chịu tải, ổn định, độ bền và ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ công trình. Do đó, cần phải nhận biết các loại vết nứt cột để có phương pháp gia cố phù hợp.


Xử lý sàn bê tông bị nứt võng như thế nào?

Không ai mong muốn sàn hay trần bê tông của mình bị nứt, võng. Tuy nhiên, khi không may sàn bị nứt thì xử lý thế nào cho đúng chuẩn và bền vững thì không phải ai cũng biết.


Giải mã vết nứt trên kết cấu công trình

Tổng hợp mô tả và giải thích nguyên nhân gây nứt kết cấu cột, dầm, sàn bê tông và tường.


Sợi carbon fiber - vị vua mới của ngành vật liệu xây dựng

Không chỉ ứng dụng trong việc gia cố kết cấu, vật liệu carbon fiber còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các chi tiết cần độ mảnh và chịu lực cao hoặc tạo ra các chi tiết kiến trúc vượt nhịp lớn.


Gia cố kết cấu công trình và bảo vệ khí tài bị ăn mòn trên biển Đông

Chống ăn mòn khí tài và gia cố kết cấu bị ăn mòn bởi môi trường đang là từ khóa nóng của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo bồi đắp lấn chiếm trên biển Đông.


Những ưu điểm vượt trội của vật liệu sợi carbon fiber trong việc gia cố kết cấu

Gia cố kết cấu bằng tấm sợi carbon fiber có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp khác. Đa số mọi người quyết định sử dụng vật liệu này khi biết đặc điểm thứ 5 dưới đây.


Phương pháp gia cố lỗ mở kỹ thuật trên trên sàn hoặc vách bê tông

Có nhiều phương pháp gia cố lỗ mở trên sàn hoặc trên vách bê tông. Tuy nhiên, chúng tôi xin giới thiệu 2 phương án phổ biến nhất.

Tìm kiếm


Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:


Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.

Liên hệ

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

giacoketcau.com

Mô tả gia cố kết cấu bằng phương pháp dán tấm sợi carbon fiber

Gia cố kết cấu bằng tấm sợi Các bon cường độ cao (CFRP - Carbon Fiber) có các ưu điểm sau:
- Không đục phá kết cấu hiện có, chỉ bóc bỏ lớp vữa trát (nếu có).
- Không ảnh hưởng đến kiến trúc hiện trạng của công trình.
- Không làm tăng tải trọng của công trình.
- Quá trình thi công nhanh, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.
- Tấm sợi carbon fiber (CFRP) và keo liên kết không chịu tác động bởi ăn mòn hóa học (axit, kiềm) và ô xi hóa dưới tác động của điều kiện môi trường.

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Hotline: 098.999.6440

Facebook

Youtube

<< Download hồ sơ năng lực mới nhất

Tìm kiếm tài liệu