Liên danh nhà thầu là gì?
Liên danh là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Một lý do khác là do gói thầu lớn và các thành viên trong liên danh muốn tối ưu hóa phần công việc trong hồ sơ mời thầu phù hợp với năng lực của mình mà không phải chịu trách nhiệm như trường hợp sử dụng nhà thầu phụ.
Liên danh này không có tư cách pháp nhân, đại diện của liên danh được quyết định bởi các thành viên trong liên danh, có thể là một thành viên hoặc nhiều thành viên.
Quy định của pháp luật về liên danh như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Mục 23 Chương I của Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/2/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì: "Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm của liên danh được tính là tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh, tuy nhiên năng lực, kinh nghiệm của mỗi thành viên chỉ xét theo phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận trong liên danh.
Khoản 35, Điều 4 Luật Đấu Thầu quy định: nhà thầu chính chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
Mục h, Khoản 1, Điều 5 Luật Đấu Thầu quy định: Nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Khoản 3, Điều 5 Luật Đấu Thầu quy định: Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Khoản 6, Điều 11 Luật Đấu Thầu quy định: Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Khoản 1, Điều 65 & 71 Luật Đấu Thầu quy định: Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng.
Như vậy, với hình thức hợp tác liên danh (joint name/ joint operation) thì các thành viên liên danh không phải thành lập pháp nhân mới; liên danh kết thúc khi nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng với chủ đầu tư hoàn thành.
Nội dung của hợp đồng liên danh
Trước khi tham gia đấu thầu, các nhà thầu phải ký kết hợp đồng liên danh, trong đó thể hiện rõ một số nội dung chính sau:
1. Tên, thông tin liên hệ, người đại diện, mã số thuế của từng thành viên trong liên danh.
2. Số lượng thành viên trong liên danh.
3. Tên liên danh và tên đơn vị đại diện cho liên danh.
4. Thỏa thuận tỉ lệ phân chia công việc.
5. Thời gian liên danh.
6. Nội dung, mục đích của liên danh.
...
Quý vị có thể xem hoặc download file "Hợp đồng liên danh tư vấn giám sát" tại đây
Các bài liên quan đến hợp đồng xây dựng
Thông tư này hướng dẫn chi tiết một số nội dung về hợp đồng xây dựng; công bố và hướng dẫn sử dụng mẫu hợp đồng thi công xây dựng, mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng, mẫu hợp đồng Thiết kế - Mua sắm vật tư, thiết bị - Thi công xây dựng công trình (sau đây viết tắt là EPC).
Nghị định này sửa đổi quy định điều chỉnh đơn giá hợp đồng xây dựng.
Được ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng.
Toàn văn thông tư quy định rõ về nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công; yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao hợp đồng thi công; quản lý thực hiện hợp đồng thi công, thời gian và tiến độ thực hiện; giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán; bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng; trách nhiệm của mỗi bên khi xảy ra rủi ro và bất khả kháng...
Thông tư 08/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 10/3/2016, có hiệu lực từ ngày 1/5/2016, thay thế cho Thông tư số 08/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn mẫu Hợp đồng một số công việc tư vấn xây dựng.
Với nhiều điểm mới, nổi bật, hàng loạt các quy định mới về hợp đồng xây dựng được ban hành giúp doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc hiện đang gặp phải.
Ngày 11/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Nghị định này quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.
Tin cùng chuyên mục
Chắc hẳn bạn đã không ít hơn một lần nhận được tin nhắn như hình dưới đây. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách nhắn tin xuống dòng trong Zalo khi dùng điện thoại Android nhé.
Báo cáo này do Tư vấn giám sát trưởng lập, Đại diện đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra ký đóng dấu trước khi gửi tới Chủ đầu tư.
Tùy từng chu kỳ báo cáo Tuần, Tháng, Quý,... theo yêu cầu của Chủ đầu tư mà Đơn vị tư vấn giám sát điều chỉnh nội dung báo cáo cho phù hợp.
Gồm có các cụm từ có chữ cái đầu bắt đầu bởi chữ P đến hết chữ X
Gồm có các cụm từ có chữ cái đầu bắt đầu bởi chữ D đến hết chữ O
Bảng tổng hợp dưới đây sẽ giúp các bạn nhanh chóng khám phá các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xây dựng để củng cố thêm vốn kiến thức về từ vựng của bản thân.
Mẫu biên bản nghiệm thu công việc này được chúng tôi lập theo đúng chuẩn hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại thông tư 26/2016.
Tem niêm phong mẫu bê tông, mẫu vữa, mẫu thép và các loại vật liệu khác
Biên bản lấy mẫu hiện trường được sử dụng để các bên giám sát và thi công cùng xác nhận khi tham gia lựa chọn, lấy mẫu vật liệu tại hiện trường.
Được ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng.