Dịch vụ:

Tư vấn quản lý dự án xây dựng công trình

Quản lý dự án là lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.

Tư vấn quản lý dự án xây dựng công trình

Phạm vi công việc Quản lý dự án bao gồm các nội dung sau:

I. Quản lý tổng thể dự án

1. Quản lý thiết kế (tổ chức nội dung thay đổi điều chỉnh thiết kế, nghiệm thu…):

- Theo dõi, quản lý toàn bộ công việc liên quan đến việc khảo sát, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.

- Thực hiện việc giám sát, nghiệm thu công tác khảo sát, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công theo yêu cầu của CĐT.

- Phối hợp với CĐT xem xét, đánh giá hồ sơ thiết kế nhằm đảm bảo công năng, tiện ích và giá thành phù hợp với yêu cầu của CĐT.

- Phối hợp với CĐT tổ chức thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán thi công xây lắp công trình.

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc tiến độ và chất lượng thiết kế của nhà thầu theo đúng hợp đồng.

- Kiểm tra, rà soát, tổng hợp các thay đổi hoặc phát sinh so với thiết kế trong quá trình thực hiện dự án.

2. Quản lý kế hoạch tổng thể, tiến độ dự án:

- Lập tổng tiến độ và quản lý tổng tiến độ dự án.

-Tổ chức quản lý tiến độ các gói thầu.

- Lập kế hoạch vốn dự án (phối hợp với CĐT).

3. Quản lý giấy phép xây dựng, hệ thống tài liệu, soạn thảo nội dung văn bản,… để xin điều chỉnh giấy phép xây dựng (nếu có).

4. Chuẩn bị nội dung các cuộc họp, soạn thảo nội dung văn bản, tính pháp lý liên quan tới dự án, lập biên bản hoặc ghi chép về các cuộc họp liên quan tới dự án.

5. Lập báo cáo tiến độ hàng tuần, hàng tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của CĐT, mỗi báo cáo bao gồm các nội dung chính: tình trạng tổng thể của dự án, khối lượng, chất lượng của từng hạng mục công việc đã thực hiện, so sánh tiến độ thực hiện với kế hoạch đã đặt ra; các nội dung vướng mắc, tồn đọng trong quá trình thực hiện và đề xuất các giải pháp khắc phục đảm bảo quá trình thực hiện dự án.

6. Tổ chức, chủ trì các buổi họp giao ban tại công trường và tham gia các buổi họp do CĐT chủ trì.

7. Xem xét, kiểm tra các báo cáo định kỳ (ngày, tuần, tháng) và các báo cáo khác của các nhà thầu.

II. Quản lý công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

1. Lập kế hoạch tổ chức lựa chọn nhà thầu.

2. Phối hợp với đại diện CĐT xem xét các tiêu chí lựa chọn nhà thầu.

3. Lập Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu.

4. Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu.

5. Hệ thống, tập hợp các kết quả HSDT của các gói thầu đã lựa chọn nhà thầu

Quan tâm:

Luật đấu thầu

Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu 2013 về lựa chọn nhà thầu

III. Quản lý hợp đồng

1. Quản lý phương thức và nội dung hợp đồng các loại (tư vấn, xây lắp, lắp đặt thiết bị, các phát sinh khác trong quá trình thực hiện dự án,...).

2. Phối hợp với CĐT đàm phán, thương thảo, soạn thảo hợp đồng.

3. Quản lý các nội dung hợp đồng.

4. Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng.

Quan tâm:

Nghị định 37/2015/NĐ-CP - Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

Thông tư 09/2016/TT-BXD - Hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình

[Mẫu] - Giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng (ngay sau khi ký hợp đồng)

IV. Quản lý thi công xây lắp

1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình:

- Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.

- Tổ chức việc kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo quy định về quản lý chất lượng công trình hoặc theo yêu cầu của CĐT (nếu có).

- Tổ chức nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

2. Quản lý tiến độ xây dựng công trình:

- Xem xét, kiểm tra tiến độ do các nhà thầu khác lập và hiệu chỉnh, lập lại tiến độ thực hiện dự án (nếu cần thiết) nhưng phải phù hợp với tiến độ tổng thể và các mốc quan trọng đã được CĐT phê duyệt.

- Theo dõi, giám sát và điều hành các nhà thầu thực hiện các công việc phù hợp với các mốc và các khoảng thời gian quan trọng của dự án.

- Đánh giá và báo cáo mức độ thực hiện, tiến độ hoàn thành các hạng mục công việc của các nhà thầu.

- Báo cáo các khiếm khuyết, chậm trễ các nội dung công việc, tiến độ thực hiện của các nhà thầu.5

- Đề xuất biện pháp khắc phục đảm bảo tiến độ thực hiện các hạng mục, các gói thầu đúng tiến độ hợp đồng đã ký.

- Kiểm tra, theo dõi, đánh giá, báo cáo, việc cung cấp nhân lực, vật tư, thiết bị, hàng hóa của các nhà thầu.

- Đánh giá và đưa ra những biện pháp nhằm bảo đảm tiến độ kế hoạch đã đề ra.

- Kiểm tra, đánh giá biện pháp tổ chức thi công của nhà thầu.

3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình:

- Tổ chức quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.

- Xem xét và đánh giá các công việc, khối lượng phát sinh hoặc thay đổi so với kế hoạch, tài liệu đã được phê duyệt.

4. Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC trên công trường xây dựng:

- Tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình, công trình lân cận và môi trường xung quanh dự án.

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc lập và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ của các nhà thầu.

V. Quản lý chi phí và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

1. Quản lý công tác lập dự toán (bao gồm cả điều chỉnh tổng dự toán, dự toán phát sinh,…)

2. Tổ chức quản lý tổng mức đầu tư, dự toán,…

3. Phối hợp với CĐT tổ chức việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng công trình.

4. Hệ thống tài liệu pháp lý tới quản lý chi phí dự án.

Quan tâm:

Nghị định 10/2021/NĐ-CP - về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Thông tư 16/2019/TT-BXD - Hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng

Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020

Thông tư 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định về Quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Thông tư 10/2020/TT-BTC - Quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước

VI. Quản lý rủi ro của dự án

1. Quản lý bảo hiểm công trình xây dựng.

2. Quản lý các tác động ảnh hưởng tới dự án:

- Các điều kiện tự nhiên.

- Sự rủi ro của nhà thầu.

3. Đánh giá tình hình thực hiện dự án, nắm rõ các quy trình thực hiện dự án để lập kế hoạch quản lý và kiểm soát chất lượng dự án.

4. Đánh giá các thay đổi liên quan đến thiết kế; thi công xây dựng; vật tư, thiết bị (nếu có); đề xuất cho CĐT các biện pháp thích hợp để đảm bảo các thay đổi không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện dự án; tổ chức việc lập định mức, đơn giá xây dựng công trình phát sinh trong quá trình thi công (nếu có).

5. Xác định những yếu tố chủ yếu tác động đến công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình; công tác chuẩn bị công trường của nhà thầu. Đề xuất cho CĐT các biện pháp tháo gỡ.

VII. Công việc khác liên quan đến dự án theo yêu cầu của CĐT

1. Kiểm tra, đánh giá công tác chuẩn bị công trình tạm tại công trường của các nhà thầu thi công xây dựng  bao gồm: văn phòng công trường; kho bãi tập phục vụ thi công; hệ thống cấp điện; cấp thoát nước tạm phục vụ thi công, vệ sinh; hệ thống đường tạm; hàng rào tạm phục vụ thi công ...

2. Phối hợp với CĐT trong các công việc liên quan đến công tác khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo.

3. Tham mưu cho CĐT giải quyết các vướng mắc, phát sinh có liên quan ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư, xử lý các tình huống, sự cố công trình

Quan tâm:

Toàn bộ nội dung trên là một phần không thể thiếu của Hợp đồng tư vấn quản lý dự án giữa Khách hàng với VNT.  Quý vị có thể download file pdf tại đây: 

Theo dõi:

Có thể bạn quan tâm


Tư vấn giám sát xây dựng nhà máy, nhà xưởng, công trình công nghiệp

Tư vấn giám sát xây dựng nhà máy, nhà xưởng, công trình công nghiệp

Dự án xây dựng nhà máy, nhà xưởng có đặc điểm chung là triển khai thi công nhiều hạng mục công trình có tính chất khác nhau trải rộng trên mặt bằng vài nghìn mét vuông trở lên. Do đó...


Tư vấn giám sát xây dựng công trình - Chứng chỉ năng lực hạng 1

Tư vấn giám sát xây dựng công trình - Chứng chỉ năng lực hạng 1

Muốn công trình có chất lượng tốt nhất thiết phải có bộ phận tư vấn giám sát, nhưng đó không phải là tất cả. Bạn cần phải chọn được đơn vị tư vấn giám sát chuyên nghiệp, vì...

Liên hệ

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

Ảnh đẹp công trường

Toàn cảnh công trường xây dựng Nhà máy thức ăn chăn nuôi CPV Bình Phước - Tháng 5/2019

Toàn cảnh công trường xây dựng Nhà máy thức ăn chăn nuôi CPV Bình Phước - Tháng 5/2019

Nghiệm thu ván khuôn, cốt thép dầm sàn trước khi đổ bê tông

Nghiệm thu ván khuôn, cốt thép dầm sàn trước khi đổ bê tông

Trực giám sát thi công silo bằng công nghệ cốp pha trượt

Trực giám sát thi công silo bằng công nghệ cốp pha trượt

Giám sát công tác gia công kết cấu thép tiền chế tại xưởng trước khi triển khai sơn phủ

Giám sát công tác gia công kết cấu thép tiền chế tại xưởng trước khi triển khai sơn phủ

Hotline: 098.999.6440

Facebook

Youtube

<< Download hồ sơ năng lực mới nhất

Tìm kiếm tài liệu